Nuôi ong ở vùng ngập mặn Xuân Thủy.
Nuôi ong ở vùng ngập mặn Xuân Thủy.

Mưu sinh từ rừng ngập mặn

Khu vực Xuân Thủy có hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, nhiều sản vật có giá trị kinh tế cao như cáy mật, cua, móng tay. Vào mùa, người dân địa phương tranh thủ lúc nông nhàn đi bắt cua cáy, gia tăng thu nhập cho gia đình. Ngày cao điểm, chỉ cần vài tiếng đồng hồ cũng có thể mang lại tiền triệu.

Vùng đất ngập mặn Xuân Thủy (tỉnh Ninh Bình) nằm ở phía nam cửa sông Hồng do Vườn quốc gia Xuân Thủy quản lý với hơn 7.000ha diện tích tự nhiên và 8.000ha vùng đệm.

1.jpg

Đây cũng khu Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á (theo công ước Ramsar về bảo vệ những vùng đất ngập nước), là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu Dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước liên tỉnh ven biển châu thổ sông Hồng.

2.jpg

Vùng ngập mặn Xuân Thủy là nơi có nhiều đầm nuôi tôm, cua, cá, ngao mang lại sinh kế cho người dân 3 xã vùng đệm: Giao Minh, Giao Hòa, Giao Phúc và người dân khu vực lân cận.

3.jpg

Vào mùa, bà con địa phương tranh thủ đi bắt vạm xanh, một người có thể bắt được khoảng 50kg/ngày, bán lại cho thương lái giá 7.000 đồng/kg.

4.jpg

Ngoài vạm xanh, người dân còn đi bắt cáy mật, cua, don. Đây là những loại có giá trị kinh tế cao, trong đó cáy mật được thương lái thu mua với giá 110 nghìn đồng/kg, cua dao động từ 300-400 nghìn đồng/kg.

5.jpg

Hệ sinh thái đa dạng, nguồn lợi thủy sản phong phú đã mang lại việc làm, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

6.jpg

Anh Nguyễn Văn Nam (xã Giao Hòa) hiện đang có hơn 4ha đầm nuôi ngao, hằng tháng anh đều thu hoạch, giao tận nơi cho các chủ vựa trong vùng.

7.jpg

Ngao là một trong số các loài thủy sản mang lại sản lượng cao ở Xuân Thủy.

8.jpg

Chủ vựa thu mua hải sản Phạm Văn Hiệt (xã Giao Phúc) mỗi ngày thu mua khoảng hơn 5 tạ rồi phân loại giao cho các nhà hàng.

9.jpg

Nửa đêm, người dân địa phương tranh thủ mở cống ngăn cách giữa nước nhiễm mặn với khu vực nội đồng.

10.jpg

Và thả lưới thu hoạch thủy sản.

11.jpg

Thành quả sau một lần thu lưới chủ yếu là tôm, cua, cá. Dịp được mùa, mỗi lần thu lưới có thể mang lại tiền triệu cho người dân.

13.jpg

Hằng năm, khoảng từ tháng 4 đến tháng 7, khi cây sú, vẹt, bần chua trổ bông, những người nuôi ong từ khắp nơi mang thùng ong tới đây khai thác mật hoa. Mật ong rừng sú, vẹt ở Vườn quốc gia Xuân Thủy được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2013, được đánh giá cao về giá trị dược liệu.

14.jpg

Những năm gần đây, người dân Xuân Thủy và các vùng lân cận không còn phải tha phương kiếm sống, bởi họ được tạo điều kiện nuôi đầm, sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Phó Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy Vũ Quốc Đạt cho biết, hệ sinh thái đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế, nuôi trồng thủy sản.

Vườn thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền để mỗi người dân tăng cường ý thức gìn giữ, bảo tồn rừng ngập mặn, phát triển sinh kế bền vững.

Xem thêm