Trung tướng Phùng Khắc Đăng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã có những chia sẻ đầy xúc động về tác giả, tác phẩm.
Trung tướng Phùng Khắc Đăng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã có những chia sẻ đầy xúc động về tác giả, tác phẩm.

Giới thiệu tiểu thuyết "Dòng sông mang lửa" của Thiếu tướng, nhà văn Hồ Sỹ Hậu

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hội Nhà văn phối hợp Hội Truyền thống Xăng dầu-Đường ống Trường Sơn tổ chức Lễ giới thiệu tiểu thuyết "Dòng sông mang lửa" của Thiếu tướng, nhà văn Hồ Sỹ Hậu.

Tham dự buổi lễ, có các tướng lĩnh là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan trong quân đội; đại diện Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, các hội văn học nghệ thuật Trung ương và địa phương; đông đảo nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học; các cựu chiến binh Trường Sơn, nhân chứng lịch sử từng gắn bó với tuyến đường ống huyền thoại cùng bạn đọc yêu mến văn học chiến tranh cách mạng và tác phẩm của Thiếu tướng, nhà văn Hồ Sỹ Hậu.

"Dòng sông mang lửa" được xuất bản lần đầu năm 2012; đã được tặng Giải B Giải sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí của Bộ Quốc phòng về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng giai đoạn 2009-2014.

z6838945572629-46d0b15ef63872b6a10b65c7da2b6a65-6111.jpg
Tiểu thuyết "Dòng sông mang lửa" của Thiếu tướng, nhà văn Hồ Sỹ Hậu.

Từ khi xuất bản đến nay, cuốn tiểu thuyết đã được nhiều nhà văn, nhà phê bình văn học, công chúng quan tâm, giới thiệu, viết bài nghiên cứu. Cuốn sách được đông đảo độc giả, nhất là những người lính Trường Sơn đã đi qua chiến tranh đón nhận một cách nồng nhiệt, và việc tái bản lần này cũng xuất phát từ sự thôi thúc của đồng đội và độc giả nói chung.

Tác giả tiểu thuyết "Dòng sông mang lửa" là Thiếu tướng, nhà văn Hồ Sỹ Hậu, nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng. Trong chiến tranh chống Mỹ, ông là kỹ sư thiết kế thi công tuyến đường ống xăng dầu xuyên Trường Sơn.

Tiểu thuyết “Dòng sông mang lửa” tái hiện lịch sử của bộ đội đường ống Trường Sơn từ khi đặt những thước ống đầu tiên vượt tam giác lửa Vinh-Nam Đàn-Linh Cảm năm 1968 đến Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975. Đó là những cuộc thi gan và đấu trí gay cấn giữa sự đánh phá khốc liệt của Không lực Hoa Kỳ với sự dũng cảm mưu trí, sáng tạo của bộ đội đường ống.

Tác giả tiểu thuyết "Dòng sông mang lửa" là Thiếu tướng, nhà văn Hồ Sỹ Hậu, nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng. Trong chiến tranh chống Mỹ, ông là kỹ sư thiết kế thi công tuyến đường ống xăng dầu xuyên Trường Sơn.

Cuốn tiểu thuyết cũng kể về những tấm gương hy sinh anh dũng, thân phận người lính trong chiến tranh, trong đó có những người sau này đã được vinh danh Anh hùng Lực lượng vũ trang như Trung sĩ Nguyễn Lương Định (nhân vật Định trong tiểu thuyết).

z6838945574394-de3ba39831719b07ba19c9e353fe091c-431.jpg
Thiếu tướng, nhà văn Hồ Sỹ Hậu phát biểu tại Lễ giới thiệu tác phẩm.

Có thể khái quát cuốn sách này theo nhận xét của một bạn đọc: Cuốn sách cho ta biết những người lính (đường ống) trong chiến tranh "đã sống, đã chiến đấu, đã yêu và đã chết như thế nào".

Trung tướng Phùng Khắc Đăng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chia sẻ, ông trân trọng những trang viết của Thiếu tướng, nhà văn Hồ Sỹ Hậu vì mục đích của tác giả nhằm tái hiện lại lịch sử của bộ đội đường ống xăng dầu, để các thế hệ sau này hiểu hơn về những công việc âm thầm mà người bộ đội xăng dầu đã làm.

Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu đã khắc họa rất rõ cái bi, cái hùng của bộ đội đường ống - bộ đội Trường Sơn - nơi ông đã sống nhiều năm trời cùng nó, gắn bó với nó nên mới viết ra những dòng gan ruột đến vậy. Ông viết về bộ đội xăng dầu, nhưng tôi nghĩ ông đã vẽ thêm một khoảng sáng vào truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

"Càng quý trọng vì Thiếu tướng, nhà văn Hồ Sỹ Hậu không để lấy danh, mà là những lời tri ân của những người sống sót trong bom đạn viết ra để kính tặng những anh hùng, liệt sĩ đã không tiếc tuổi xuân, xương máu của mình cho sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước vẹn toàn", Trung tướng Phùng Khắc Đăng nhấn mạnh.

Theo Trung tướng Phùng Khắc Đăng, trong sách, tác giả dùng "xăng và máu". Nếu xét theo những đặc tính của lý, hóa sẽ khác nhau hoàn toàn, song, ở các trang viết ông đã kết hợp nó là một, vì xăng cần thiết như máu đối với người chiến sĩ, đặc biệt là những người lính ở chiến trường, nhất là những đơn vị có liên quan đến cơ giới thì càng rõ hơn giá trị của hai từ này.

z6807340152868-21b0cc59ef582fcfa3f0c74218388b54-5813.jpg
Bìa tiểu thuyết "Dòng sông mang lửa".

Tác giả đã đặt hai từ "xăng và máu" và nói lên mối quan hệ quấn quýt của chúng trong chiến trường. Chỉ 2 từ đã là một hình tượng văn học tuyệt vời đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng rất thực tế.

"Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu đã khắc họa rất rõ cái bi, cái hùng của bộ đội đường ống - bộ đội Trường Sơn - nơi ông đã sống nhiều năm trời cùng nó, gắn bó với nó nên mới viết ra những dòng gan ruột đến vậy. Ông viết về bộ đội xăng dầu, nhưng tôi nghĩ ông đã vẽ thêm một khoảng sáng vào truyền thống của bộ đội Cụ Hồ", Trung tướng Phùng Khắc Đăng bày tỏ.

Nhà thơ Vũ Quần Phương từng nhận định về tác phẩm trong một bài viết công phu: "Có thể coi đây là thứ hiện vật phi vật thể của Bảo tàng Chiến tranh chống Mỹ. Ðây là cống hiến của tác giả Hồ Sỹ Hậu, một nhà văn mới viết nhưng đồng thời lại là vị tướng có thâm niên trong cuộc chiến tranh này. Ngòi bút ông đã làm trọn phận sự một chứng nhân lịch sử. Thời gian càng lùi xa, những trang ký ức trung thực này càng rõ thêm giá trị một thứ quặng nguyên khai mang đầy đủ trầm tích dữ dội và bi thương của chiến tranh".

Theo nhà thơ, tác giả có vốn sống phong phú, một nhập cuộc tích cực ở trung thâm ác liệt của cuộc chiến, một từng trải nhiều cung bậc từ người lính lên vị tướng, một sức nhìn và nghĩ của một cán bộ khoa học và nhất là sự nhạy cảm và tinh tế đã bộc lộ trong tác phẩm này khi miêu tả những rung động tình yêu, những tình huống hy sinh của người lính.

z6838944314408-3095e8b228979b585ac7af1af145575d-1040.jpg
Lễ giới thiệu sách được tổ chức trang trọng và xúc động.

Đường ống xăng dầu trong chiến tranh có thể ví như một dòng sông mang lửa vì chỉ trúng một mảnh bom là bùng cháy, khi đó máy bay địch sẽ bâu lại đánh phá, tổn thất và thương vong khó mà đo đếm được. Mặc dù vậy, đường ống vẫn vượt qua núi cao, vực sâu, thời tiết khắc nghiệt, sự đánh phá hủy diệt từ trên không và sự ngăn chặn của bộ binh địch, đưa xăng vào tận Nam Bộ.

Trung tướng Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đã đánh giá: "Nếu đường Trường Sơn là huyền thoại thì đường ống xăng dầu là huyền thoại trong huyền thoại đó".

Tái bản cuốn sách này, Nhà xuất bản Hội Nhà văn và tác giả mong muốn tiếp tục mang đến cho người đọc, nhất là các bạn trẻ hiểu hơn về một kỳ tích trong chiến tranh, hiểu thêm về một thế hệ các chàng trai cô gái đã hiến trọn tuổi xuân cho đất nước.

Xem thêm