Bà Phạm Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Bộ Nội vụ, đề xuất Hiệp hội sớm ban hành sớm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp. (Ảnh: PV)
Bà Phạm Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Bộ Nội vụ, đề xuất Hiệp hội sớm ban hành sớm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp. (Ảnh: PV)

Hiệp hội blockchain và tài sản số Việt Nam

Bước ngoặt chiến lược từ công nghệ tiên phong tới hệ sinh thái toàn diện

Hiệp hội Blockchain Việt Nam chính thức đổi tên thành Hiệp hội Blockchain và Tài sản số Việt Nam. Đây là bước ngoặt chiến lược trong hành trình tái định vị vai trò, sứ mệnh và tầm nhìn, khẳng định cam kết thúc đẩy phát triển Mạng dịch vụ đa chuỗi Blockchain Việt Nam, hệ sinh thái toàn diện, bền vững, mang tầm vóc quốc gia.

Cụ thể, Hiệp hội Blockchain Việt Nam chính thức đổi tên thành Hiệp hội Blockchain và Tài sản số Việt Nam (vẫn giữ tên viết tắt VBA). Tên gọi mới thể hiện sự chuyển đổi định hướng của hiệp hội, từ việc thúc đẩy công nghệ blockchain sang vai trò trung tâm kiến tạo, dẫn dắt sự phát triển thị trường tài sản số và hệ sinh thái blockchain mà khởi đầu là Mạng dịch vụ đa chuỗi Blockchain Việt Nam (VBSN).

Bà Phạm Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Bộ Nội Vụ cho biết, việc đổi tên cho thấy sự phát triển và tầm nhìn rộng mở, nhanh chóng nắm bắt xu hướng về phát triển thị trường tài sản số của hiệp hội. Đây là một lĩnh vực có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế số, tuy nhiên cũng rất nhạy cảm và có nguy cơ cao về lừa đảo, rửa tiền trong khi các quy định pháp lý có độ trễ nhất định.

vba1.jpg
100% đại biểu đồng ý với việc đổi tên Hiệp hội thành Hiệp hội Blockchain và Tài sản số Việt Nam. (Ảnh: PV)

Vì vậy, dịp này, bà Phạm Thu Hằng đề nghị, cùng với các định hướng phát triển về công nghệ, tài chính, ứng dụng, đề nghị VBA sớm ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp hội viên để đảm bảo hoạt động một cách mạnh mẽ nhưng lành mạnh và bền vững, tuân theo các quy định pháp lý về phòng chống rửa tiền và minh bạch tài chính.

Quyết định đổi tên được thông qua trên cơ sở đồng thuận 100% hội viên có mặt tại Đại hội bất thường Hiệp hội nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra ngày 25/7 tại Hà Nội. Đại hội được tổ chức đúng trình tự theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, có đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước gồm Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ tham dự.

vba4.jpg
Bà Nguyễn Vân Hiền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội khẳng định việc đổi tên là bước đầu trong định hướng thúc đẩy tài sản số và đưa Việt Nam hòa vào dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu.

Bà Nguyễn Vân Hiền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội khẳng định: “Việc đổi tên không chỉ thể hiện sự bắt nhịp với xu thế thời đại mà còn khẳng định quyết tâm đẩy mạnh tiến trình tích hợp công nghệ blockchain và tài sản số vào hệ thống pháp lý, tài chính, dịch vụ công, đưa Việt Nam hòa vào dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu”.

Hoạt động này của Hiệp hội diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách có tính chất chiến lược và định hướng cho ngành blockchain và tài sản số, theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

vba3.jpg
Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội nhấn mạnh Hiệp hội sẽ luôn là cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước-doanh nghiệp-cộng đồng, góp phần thúc đẩy và bảo vệ chủ quyền công nghệ quốc gia. (Ảnh: PV)

Cùng thời điểm, nhiều hiệp hội nghề nghiệp trong ngành blockchain trên thế giới cũng tái định vị thương hiệu để phản ánh sự dịch chuyển của lĩnh vực này, tiêu biểu như Hiệp hội Tài chính số toàn cầu tại Anh, Hội đồng Kinh tế số Australia (DECA) và Hiệp hội Kinh doanh tài sản mã hóa Nhật Bản (JCBA).

Khẳng định vai trò tiên phong thúc đẩy hệ sinh thái blockchain và tài sản số Việt Nam, ông Phan Đức Trung, Chủ tịch VBA cho biết: “Trong ba năm qua, VBA không chỉ tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ blockchain mà còn từng bước xây nền móng cho sự phát triển dài hạn của hệ sinh thái tài sản số tại Việt Nam thông qua các trụ cột tham vấn chính sách, giáo dục, kết nối cộng đồng, đóng góp thiết thực cho sự phát triển công nghệ blockchain tại Việt Nam”.

Xem thêm