Hướng nghiệp cá nhân hóa thực hiện với việc học sinh được đánh giá bản thân về tính cách, khả năng, xu hướng phát triển.
Hướng nghiệp cá nhân hóa thực hiện với việc học sinh được đánh giá bản thân về tính cách, khả năng, xu hướng phát triển.

Hướng nghiệp cho học sinh bằng mô hình cá nhân hóa

Cùng với việc tìm hiểu thông tin về các ngành nghề, học sinh được đánh giá bản thân về tính cách, khả năng, xu hướng phát triển sẽ có thể xác định tốt hơn hướng đi nghề nghiệp phù hợp.

Trong công tác hướng nghiệp, khi kết hợp các công cụ phân tích tâm lý hỗ trợ học sinh xác định năng lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp có thể giúp học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12 xác định và lựa chọn ngành nghề trong tương lai tốt hơn.

Với mô hình sử dụng tổng hợp các công cụ trắc nghiệm tính cách, lập trình ngôn ngữ tư duy, … nhằm phân tích toàn diện cá nhân, do chuyên gia Phạm Thị Thu Hà, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hải Đăng Định Hướng nghiên cứu, phát triển, thay vì chỉ cung cấp thông tin ngành nghề, chương trình đi sâu vào việc giúp học sinh “hiểu mình trước khi chọn nghề”.

“Thống kê nội bộ cho thấy, trên 60% học sinh lớp 12 từng tham gia chương trình cho biết các em chọn ngành theo lời khuyên của người thân, mà chưa hiểu rõ bản thân phù hợp với ngành nghề đó hay không. Chúng tôi xây dựng chương trình này với mong muốn mỗi học sinh có thể xác định được hướng đi phù hợp với chính mình, cả về năng lực lẫn mục tiêu sống lâu dài”, bà Phạm Thị Thu Hà cho biết.

Mỗi học sinh tham gia sẽ trải qua quá trình khám phá bản thân, sau đó được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia bao gồm nhà tâm lý học, chuyên gia hướng nghiệp,…. Kết quả phân tích giúp học sinh hiểu được: Tính cách cá nhân; Hệ giá trị sống và động lực nội tại; Xu hướng phát triển cá nhân tiềm ẩn.

Sau bước đánh giá, học sinh được xây dựng lộ trình học tập và nghề nghiệp cá nhân hóa, đồng thời có cơ hội tham gia các buổi chia sẻ trải nghiệm thực tế cùng người đi trước trong từng ngành nghề.

Theo bà Phạm Thị Thu Hà, hiện chương trình đã được triển khai thí điểm tại một số trường THPT tại Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình với hơn 3.000 học sinh tham gia. Trong thời gian tới, đơn vị phát triển chương trình sẽ phối hợp các trường phổ thông, trung tâm giáo dục và hội phụ huynh để mở rộng mô hình đến nhiều tỉnh thành, đồng thời tổ chức các hội thảo hướng nghiệp miễn phí nhằm nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của hướng nghiệp cá nhân hóa.

Xem thêm