Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm "Lực đẩy dòng vốn mới".
Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm "Lực đẩy dòng vốn mới".

Giải mã động lực phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán được coi là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Trải qua 25 thành lập, đã tạo nền tảng vững chắc cho thị trường phát triển, nhưng để tăng trưởng bền vững và bứt phá, cần khơi thông dòng vốn mới từ nhà đầu tư quốc tế lẫn nội lực thị trường, thể chế, công nghệ và minh bạch.

Ngày 23/7, tại Hà Nội, Báo Tài chính-Đầu tư tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”: Giải mã động lực phát triển thị trường vốn Việt Nam.

Chặng đường trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Phạm Văn Hoành - Tổng Biên tập Báo Tài chính-Đầu tư cho biết, sau 25 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần trở thành một trong những kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng nhất của nền kinh tế, thu hút sự quan tâm, đầu tư của một bộ phận không nhỏ trong xã hội.

Ra đời từ năm 2000, đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng bước lớn mạnh, từ con số vài trăm ban đầu lên con số gần 10 triệu tài khoản nhà đầu tư cả trong và ngoài nước hiện nay. Từ việc đi vận động doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường đến nay có quy mô vốn hoá hơn 60%, có lúc gần 75% GDP.

12fa53578831016f58202.jpg
Quang cảnh tọa đàm.

Trong ASEAN, thị trường chứng khoán Việt Nam là non trẻ nhất, Philippines 100 năm, Malaysia 65 năm, Thái Lan khoảng 50 năm… Tuy nhiên, về vốn hoá, thị trường chứng khoán Việt Nam tương đương Malaysia, ít hơn Thái Lan một chút và vượt Philippines. Tuần vừa rồi, thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đứng đầu khu vực Đông Nam Á, thậm chí vượt qua Thái Lan.

Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng cuộc tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới” diễn ra đúng thời điểm, đánh trúng yêu cầu của rất nhiều nhà đầu tư, các tổ chức thị trường, của cơ quan quản lý đến đất nước.

Với những mục tiêu quan trọng của đất nước ở các mốc năm 2030, năm 2045, thị trường chứng khoán cần xác định kế hoạch phát triển vượt bậc, thu hút dòng vốn đầu tư trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư, xây dựng hạ tầng, phát triển đất nước, phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp, Thứ trưởng chỉ đạo.

Khơi thông dòng vốn mới từ thị trường chứng khoán

Tại phiên tọa đàm của Hội thảo “Lực đẩy dòng vốn mới”, các khách mời tập trung vào việc giải quyết những tồn tại của thị trường chứng khoán, khơi thông vướng mắc và tạo lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.

Ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều cải cách mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán. Đến nay, các tiêu chí cứng để nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi đã đáp ứng, với các tiêu chí mềm thì còn phụ thuộc vào trải nghiệm của nhà đầu tư nước ngoài.

d4e76f2ab54c3c12655d4.jpg
Ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát biểu tại tọa đàm.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã duy trì trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư… và đánh giá cao khuôn khổ pháp lý và mức độ phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bàn về những giải pháp mà Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) triển khai trong thời gian tới, bà Trần Anh Đào, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đối với hàng hóa mới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang có chủ trường tạo nguồn hàng tốt hơn, hỗ trợ doanh nghiệp lên sàn với quy trình mới, với Nghị định 155 mới sẽ triển khai quy trình gắn IPO với niêm yết; sẽ tập trung để khối doanh nghiệp nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hoạt động, có mặt bằng so sánh được với các thị trường trong khu vực, từ đó thu hút được dòng vốn nước ngoài.

Với mảng phục vụ công ty quản lý quỹ, phối hợp với các công ty quản lý quỹ để xây dựng các chỉ số đầu tư, có chỉ số phục vụ nhu cầu nhất định của từng đối tượng nhà đầu tư. Sắp tới, HOSE sẽ có thêm chỉ số trên thị trường, giúp các quỹ có cơ sở triển khai sản phẩm, cố gắng có lộ trình khai thác tốt nhất các sản phẩm có trên hệ thống để phục vụ thêm nhu cầu thị trường. Mục tiêu là phát triển ổn định và bền vững thị trường.

Những giải pháp nêu tại tọa đàm rất thiết thực để nâng hạng thị trường và khơi thông dòng vốn mới. Tuy nhiên, ông Hải nhấn mạnh nâng hạng thị trường chứng khoán không phải là đích đến. Mục tiêu của Chính phủ, Bộ Tài chính là cải cách thị trường để thị trường chứng khoán ngày càng minh bạch, phát triển, giúp nhà đầu tư huy động vốn dễ dàng.

Xem thêm