Nâng bước rùa con về biển lớn

Nâng bước rùa con về biển lớn

Từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, những bãi cát trắng của Côn Đảo lại trở thành nơi chứng kiến hành trình sinh tồn đầy kỳ diệu của loài rùa biển.

Với 18 bãi được ghi nhận là nơi rùa đẻ trứng, trong đó nổi bật là Bãi Cát Lớn, Bãi Dương (Hòn Bảy Cạnh), Hòn Cau, Hòn Tài..., Côn Đảo được xem là “ngôi nhà lớn” của rùa xanh (còn gọi là vích) khi là nơi có tới 90% lượng các cá thể này về đẻ trứng tại Việt Nam.

Anh Nguyễn Tiến Văn Phái, nhân viên Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết, mỗi khi phát hiện tổ trứng, các tình nguyện viên và cán bộ Vườn sẽ khẩn trương khoanh vùng, bảo vệ và di dời về khu vực ấp nhân tạo trong vòng 6 giờ. Rùa con sau khi nở sẽ không cần ăn trong 7-10 ngày bởi có nõn chứa dinh dưỡng ở dưới bụng, chúng cần bơi ra xa khỏi bờ biển để tăng tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của rùa con rất thấp, chỉ khoảng 1/1.000 đến 1/10.000 rùa con sống đến tuổi trưởng thành. Bên cạnh bảo tồn, Vườn quốc gia cũng đẩy mạnh tuyên truyền và huy động cộng đồng cùng bảo vệ môi trường biển như tổ chức tour thả rùa con, xem rùa đẻ… với mong muốn Côn Đảo luôn là nơi khởi đầu và tiếp nối vòng đời tự nhiên giữa đại dương cho những chú rùa con.

42.jpg
Tiễn chú rùa nhỏ đến tận chân sóng.
43.jpg
Ổ 105 trứng, được rùa mẹ đẻ ngày 27/6 có số thứ tự 605.
44.jpg
Các khu vực ấp trứng được rào bảo vệ cẩn thận, tránh động vật, thú rừng xâm hại các ổ trứng.
45.jpg
Thời gian ấp trứng từ 40 - 85 ngày.
46.jpg
Nhiệt độ ấp quyết định giới tính của rùa con. Nếu dưới 29°C sẽ cho ra đa số rùa đực, còn trên 29°C sẽ cho ra đa số rùa cái.
47.jpg
Tuyên truyền cho du khách về tầm quan trọng của rùa biển đối với hệ sinh thái đại dương.
48.jpg
Thả rùa con về biển đang là tour du lịch được nhiều du khách chọn trải nghiệm.
49.jpg
Trung bình mỗi năm có khoảng 500 cá thể rùa mẹ lên các bãi biển ở Côn Đảo đẻ trứng để 150.000 cá thể rùa con được thả về biển sau đó. (Trong ảnh: Hòn Bảy Cạnh, nơi có nhiều rùa mẹ lên đẻ trứng).

Xem thêm