Chim hoét xanh tại Vườn quốc gia Bạch Mã.
Chim hoét xanh tại Vườn quốc gia Bạch Mã.

Khám phá Bạch Mã

Thời Pháp thuộc, núi Bạch Mã (thành phố Huế) được ông Girard, Kỹ sư trưởng Kỹ sư công chánh ở Trung Kỳ khai phá vào tháng 7/1932.

Tuy nhiên, chính ông Raoul Desmarets, Kỹ sư công chánh phân khu Thừa Thiên mới thật sự là người đặt nền móng cho khu nghỉ dưỡng này cùng với ông Graffeuil, Khâm sứ Trung Kỳ. Ông Desmarets là người rất tích cực tham gia vào việc thành lập và xây dựng khu nghỉ dưỡng tại Bạch Mã theo hướng một đô thị trên cao.

Năm 1991, Vườn quốc gia Bạch Mã được thành lập với diện tích 22.030 ha. Đến năm 2008, vườn được mở rộng, diện tích đạt 37.487 ha. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay, Vườn quốc gia Bạch Mã có các hệ thống đường mòn dẫn đến nhiều điểm tham quan thiên nhiên như Hải Vọng đài, suối Hoàng Yến, thác Bạc, thác Ngũ Hồ, thác Đỗ Quyên...

duyen-hai-8-7-9725-392.jpg
Du khách chụp ảnh check-in ở độ cao 1.450m của đỉnh Bạch Mã.

Với hệ sinh thái phong phú, Vườn quốc gia Bạch Mã là nơi cư trú của hàng nghìn loài động, thực vật; trong đó, có nhiều loài quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và đã được ghi danh trong Sách đỏ như pơ mu (Fokienia hodginsii), dó bầu (Aquilaria crassna), gụ lau (Sindora tonkinensis), gụ mật (Sindora siamensis), kiền kiền (Hopea siamensis), kim tuyến (Anoectochilus rox-burghii), bảy lá một hoa (Paris polyphylla)…

duyen-hai-8-7-8069-2622.jpg
Sinh cảnh sống của sóc được bảo vệ nghiêm ngặt.

duyen-hai-8-7-1845-2262.jpg
Tiêu bản động vật trưng bày tại Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ Vườn quốc gia Bạch Mã.

duyen-hai-8-7-9345-7335-4048.jpg
Đầm Cầu Hai nhìn từ đỉnh Bạch Mã.

Xem thêm